Xuất khẩu gạo Việt Nam có thể đạt 5,6 triệu tấn trong năm 2017

0
1732
xuat-khau-ga0-2017

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã lên kế hoạch nâng mục tiêu xuất khẩu gạo trong năm 2017 từ 5,2 triệu tấn lên 5,6 triệu tấn, đây là trong những tín hiệu rất tốt cho thị trường nông nghiệp hiện nay.

Như đã thông tin hợp đồng xuất khẩu gạo của Việt Nam đã được tăng lên một cách đáng kể trong thời điểm cuối 2017. Dựa vào những tín hiệu khả quan này, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã lên kế hoạch nâng mục tiêu xuất khẩu gạo lên 5,6 triệu tấn trong năm nay.

Những tín hiệu khả quan cho xuất khẩu gạo Việt nam

Năm 2016 và nửa đầu năm 2017 kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam chứng kiến tình trạng ảm đạm, tuy nhiên từ tháng 5/2017 đến nay, những dấu hiệu cho thấy xuất khẩu gạo đã bắt đầu tăng trưởng trở lại. Những con số hợp đồng về xuất khẩu gạo đã tăng lên đáng kể. Chủ tịch VFA, Ông Huỳnh Thế Năng cho biết, trong 9 tháng qua, cả nước xuất khẩu với khoảng 4,57 triệu tấn gạo, tăng 20,8% về số lượng, hơn 18,6% về giá trị xuất khẩu (tương đương với 2,02 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó Trung Quốc là nước tiếp tục đứng đầu danh sách nhập khẩu gạo Việt Nam.

xuất khẩu gạo

Tháng 8/2017 đã chứng kiến xuất khẩu gạo có những dấu hiệu bứt phá mạnh nhất, tăng 70% về lượng và 56,8% về trị giá FOB. Số lượng hợp đồng xuất khẩu gạo cũng tăng lên kỷ lục với gần 842 nghìn tấn, đạt 207% so so với tháng 7 và tăng gần 115% so với cùng kỳ năm 2016. Phần lớn các hợp đồng này đều đăng ký xuất khẩu các loại gạo nếp, gạo thơm, gạo trắng, và gạo tấm đi Trung Quốc; 25% số lượng gạo tấm đi Philippines; gạo thơm đi tới thị trường châu Phi và gạo Japonica đi châu Đại Dương…

VFA cho biết, tình hình xuất khẩu gạo tăng cả về số lượng, mặt trị giá so với cùng kỳ năm trước là bởi sự tăng trưởng xuất khẩu tiếp tục sang các thị trường truyền thống: Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Bangladesh, cả về hợp đồng tập trung và cả hợp đồng thương mại. Tại thị trường Malaysia, doanh nghiệp đã ký kết được các hợp đồng tập trung với tổng khối lượng lên đến 150 nghìn tấn; thị trường Bangladesh đã ký kết được các hợp đồng tập trung với tổng khối lượng lên đến 250 nghìn tấn; tại Philippines, thương nhân Việt Nam đã trúng thầu cấp 175 nghìn tấn gạo… Ngoài ra các thị trường mới, còn nhiều tiềm năng như Australia, một số thị trường thuộc Tây Á cũng có dấu hiệu tăng trưởng mạnh.

Theo dự báo, trong thời gian tới, mặt hàng này sẽ còn tăng kim ngạch xuất khẩu khi mới đây, Bộ lương thực của Bangladesh ra thông báo mời thầu mua 50 nghìn tấn gạo đồ Non-Basmati. Và nếu trúng gói thầu này sẽ giúp thị trường gạo Việt Nam được tiếp tục cải thiện. Trong tháng 5 vừa qua, Chính phủ của hai nước cũng đã gia hạn Bản ghi nhớ (MOU) về vấn đề thương mại gạo, theo đó hợp đồng sẽ có hiệu lực 5 năm kể từ ngày ký kết (từ 2017-2022). Theo đó, mỗi năm tùy vào nhu cầu, giá cả thị trường trên thế giới, Việt Nam sẽ cung ứng cho Bangladesh với lượng gạo các loại sẽ lên đến một triệu tấn. Sau lễ ký kết, phía Bangladesh đã thông báo có ý định mua ngay gạo của Việt Nam khoảng 250 – 300 nghìn tấn loại gạo trắng 5% tấm và mua tổng số lượng khoảng 500 nghìn tấn của Việt Nam bắt đầu từ tháng 5 đến hết năm 2017.

xuat-khau-ga0-2017

Ngoài thị trường Bangladesh, thì Philippines cũng đã mở hạn ngạch nhập khẩu gạo dựa theo cơ chế MAV 2017-2018. Và theo đó, lượng gạo sẽ nhập từ Việt Nam theo cơ chế MAV là khoảng 293.100 tấn (con số này tương đương với số lượng xuất khẩu gạo của Thái Lan).

Thị trường Trung Quốc cũng tiếp tục được dự kiến là quốc gia sẽ tiếp tục nhập khẩu gạo từ Việt Nam trong các tháng cuối năm với các loại gạo nếp, gạo trắng, gạo thơm, tấm… nhằm phục vụ cho nhu cầu rất lớn những tháng cuối năm.

Tình hình thị trường và lượng hợp đồng đăng ký xuất khẩu gạo đã tăng kỷ lục trong những tháng vừa qua cùng với sự chuyển biến mạnh mẽ của thị trường, Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã nâng mục tiêu xuất khẩu gạo lên 5,6 triệu tấn thay vì mục tiêu 5,2 triệu tấn như kế hoạch đề ra trước đó. Đến thời điểm này, ngành xuất khẩu lúa gạo Việt nam đã đạt được gần 82% kế hoạch đề ra.

Đặt ra chiến lược xuất khẩu gạo giai đoạn 2017-2020

Nhằm tạo điều kiện tốt nhất hỗ trợ việc xuất khẩu gạo, mới đây Bộ Công Thương đã tiến hành ban hành kế hoạch nhằ triển khai thực hiện chiến lược phát triển hơn nữa thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam giai đoạn 2017-2020, và định hướng đến năm 2030.

Theo kế hoạch, sẽ điều chỉnh giảm xuống lượng gạo hàng hóa xuất khẩu nhưng vẫn giữ ổn định và thúc đẩy tăng trưởng trị giá xuất khẩu. Theo đó, trong giai đoạn 2017-2020, số lượng xuất khẩu gạo hàng năm đạt khoảng 4,5-5 triệu tấn vào 2020, đồng thời trị giá phải đạt bình quân khoảng từ 2,2-2,3 tỷ USD/năm. Định hướng trong giai đoạn 2021-2030, số lượng gạo xuất khẩu hàng năm sẽ đạt khoảng 4 triệu tấn vào 2030, đồng thời giữ trị giá xuất khẩu gạo cần được duy trì ổn định, tăng đạt khoảng 2,3-2,5 tỷ USD/năm. Ngoài ra, cần chuyển dịch cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu; thúc đẩy tăng tỷ lệ gạo xuất khẩu trực tiếp và đồng thời phải mang thương hiệu gạo Việt Nam; cần điều chỉnh cơ cấu thị trường sao cho phù hợp với các mục tiêu chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu, xu thế diễn biến thị trường gạo trên thế giới.

Về vấn đề định hướng phát triển thị trường xuất khẩu gạo, cần tận dụng các lợi thế cạnh tranh nhằm củng cố vị thế gạo Việt nam và khai thác hiệu quả những thị trường gần, truyền thống, và trọng điểm đang có nhu cầu nhập khẩu gạo phù hợp với các điều kiện, tiêu chí sản xuất hiện tại; đồng thời phát triển các thị trường mới, tiềm năng, để tăng tỷ trọng những thị trường nhập khẩu gạo có chất lượng và giá trị gia tăng cao hơn; sẽ từng bước giảm tỷ trọng những thị trường nhập khẩu có chất lượng, giá trị gia tăng và hiệu quả thấp, không ổn định. Tận dụng tốt các ngách thị trường phù hợp tại tất cả các khu vực thị trường.