Hướng dẫn cách bảo quản ốc nhồi tránh đông đạt tỷ lệ cao

0
17573
1-kg-oc-nhoi-oc-buou-ta

Ốc nhồi đang có giá trị về mặt kinh tế, thế nhưng việc bảo quản ốc nhồi trú đông là một vấn đề rất phức tạp vì phụ thuộc vào diễn biến của thời tiết theo từng năm. Bài viết sau sẽ gợi ý đến Anh/Chị, bà con và các bạn cách để bảo quản ốc nhồi qua đông để đạt tỷ lệ cao

Ốc nhồi có tên gọi khác là ốc bươu, ốc bươu đen, Có tên khoa học là Pila polita Deshayes. Là một trong số các loại ốc nước ngọt tại sống tại Việt Nam và các nước lân cận như Trung quốc, Lào, Campuchia,… Ốc nhồi có tập tính sống phát triển và sinh sản theo mùa, phát triển mạnh vào mùa hè và dừng phát triển vào mùa đông lạnh

Những năm gần đây mô hình nuôi ốc nhồi được khá nhiều người quan tâm và nhân rộng mô hình này, đặc biệt là các tỉnh khu vực miền trung và miền bắc, tuy nhiên việc bảo quản ốc tránh đông vẫn là điều khó khăn.

Một số cách bảo quản được áp dụng như bắt ốc cho vào thùng xốp, phủ bèo trên mặt nước, tháo cạn ao hồ hay đào hố đất bảo quản ốc nhồi ốc bươu ta vẫn tồn tại những mặt hạn chế nhất định, những chia sẻ sau đây sẽ giúp Anh/Chị và bà con có cách nhìn khái quát hơn và áp dụng tùy thuộc vào điều kiện, lợi thế riêng của từng hộ gia đình

Bảo quản ốc nhồi, ốc bươu tránh đông bằng cách phủ bèo trên mặt nước

Cho ốc tránh đông bằng cách giữ nguyên mực nước hoặc dâng mực nước lên cao hơn so với bình thường, đồng thời phủ lớp bèo trên mặt nước (thông thường và đem lại hiệu quả cao nhất vẫn là bèo lục bình hay còn gọi là bèo tây vì loại bèo này ngoài giữ ấm, điều hòa nhiệt độ giữ ấm cho ốc ra thì còn có khả năng thanh lọc, xử lý nguồn nước tránh bị ô nhiễm)

Đây là phương pháp đang được áp dụng nhiều và rộng rãi nhất tính đến thời điểm hiện nay vì có những tính năng nổi trội hơn hẳn so với các phương pháp còn lại

Ưu điểm:

  • Như đã chia sẻ ở trên bèo lục bình dễ kiếm ngoài tự nhiên, không tốn kém về mặt chi phí, ngoài ra thì bèo lục bình còn có khả năng giữ ấm cho ốc và đồng thời hạn chế được khả năng ô nhiễm nguồn nước
  • Đây là giải pháp vừa đảm bảo được tỷ lệ được sống sót qua mùa đông lạnh nhưng vẫn đảm bảo được yếu tố tự nhiên cho ốc, thuận theo tập tính tự nhiên của ốc 

Nhược điểm:

Bên cạnh những ưu điểm thì rõ ràng là phương pháp này cũng tồn tại những hạn chế nhất định

  • Việc bảo quản ốc nhồi dưới ao hồ một cách tự nhiên sẽ không thể thống kê được số lượng ốc cụ thể, có thể gây thất thoát thâm hụt cho vụ mùa năm sau
  • Thâm hụt ốc sẽ tăng cao nếu như nhiệt độ môi trường xuống quá thấp, nếu nhiệt độ xuống dưới 10oC, ốc sẽ không thể qua khỏi => người nuôi sẽ rất khó xử lý khi nhiệt độ thay đổi quá thấp

Bảo quản ốc bươu ta tránh đông bằng cách cho ốc vào thùng xốp

Ngoài cách bảo quản tự nhiên dưới ao hồ thì cách bảo quản ốc nhồi trong thùng xốp cũng khá hiệu quả và đã được nhiều người thực hiện trong những năm qua. Chúng ta đều biết là ốc nhồi có thể sống sót được ở môi trường gác bếp từ 3-4 tháng.

Việc giữ ấm cho ốc nhồi trong thùng xốp khá hiệu quả, tuy nhiên cũng cũng tồn tại những ưu và nhược điểm rõ rệt như sau:

Ưu điểm:

  • Phương pháp này có thể thực hiện một cách khá đơn giản
  • Chủ động được số lượng ốc cần bảo quản

Nhược điểm:

  • Khó áp dụng đối với những hộ nuôi có quy mô, số lượng lớn
  • Phải thường xuyên tưới nước ấm, bổ xung nước cho ốc
  • Dễ bị các loại thiên địch như chuột, kiến tấn công

Bảo quản ốc trú đông bằng cách đào hầm đất

Phương pháp bảo quản con giống này không phải mới, tuy nhiên ít người áp dụng phương pháp này bởi tính phức tạp của nó. Giống như các bảo quản ốc tránh rét bằng biện pháp tự nhiên là để ốc dưới ao, biện pháp này cũng được cho là cách làm tự nhiên vì khi vào đông ốc thường tránh rét bằng cách chui vào các hốc cây hoặc dưới lớp đất bùn

Tuy nhiên đây được cho là phương pháp đòi hỏi nhiều kỹ thuật nhất vì kỹ thuật đào hầm đúng tiêu chí không quá sâu, không quá nông để không tạo ra một lực quá nặng đè lên ốc. Tương tự phương pháp này cũng có những mặt hạn chế nhất định mà chúng ta cần phải nắm bắt được

Ưu điểm:

  • Cách bảo quản này thuận theo tự nhiên của ốc nhồi, nên sẽ đảm bảo được tỷ lệ sống tương đối tốt
  • Kiểm soát tốt số lượng ốc giống cần bảo quản

Hạn chế:

  • Đòi hỏi phải nắm bắt tốt kỹ thuật đào hầm trú đông
  • Vẫn bị phụ thuộc vào thời tiết, đặc biệt là khi có mưa lớn hầm dễ bị ngập nước
  • Khó chăm sóc ốc trong quá trình trú đông
  • Dễ bị các loại thiên địch như chuột, rắn, kiến tấn công ốc

Bảo quản ốc nhồi bằng cách tháo cạn ao hồ

Ngoài những phương pháp kể trên thì cách bảo quản ốc nhồi, ốc bươu ta tránh rét này khá mới mẻ, tuy nhiên Anh/Chị và bà con cũng cần tính toán kỹ tùy từng mô hình có phù hợp với điều kiện chăm sóc của hộ gia đình mình hay không.

Phương pháp này khá đơn giản, khi nhiệt độ môi trường xuống thấp thì người nuôi sẽ tháo cạn ao hồ để ép ốc nhồi trú đông, ốc sẽ tự chui xuống dưới lớp bùn đất từ 10-20 cm khi không có nước, số ốc còn lại sẽ được giữ ấm bằng lớp bèo có ở trên mặt đất

Ưu điểm:

  • Có thể áp dụng với mô hình lớn, vừa và nhỏ
  • Cách làm thuận theo tự nhiên, ốc dễ dàng thích nghi

Nhược điểm:

  • Phải tính toán và đảm bảo được khi hết đông thì có nước để bổ xung cho ao hồ
  • Phương pháp này rất khó tránh khỏi các loại thiên địch có sẵn từ ao hồ như chuột, rắn, kiến, chim,… dễ dàng tấn công ốc

 Trên đây là một số phương pháp bảo quản ốc tránh rét mà Anh/Chị và bà con có thể tham khảo thêm. Trước khi tiến hành cho ốc trú đông Anh/Chị và bà con cũng nên cân nhắc và tìm hiểu kỹ xem phương pháp nào phù hợp với tình hình cũng như điều kiện của gia đình mình

Mọi ý kiến đóng góp hoặc cần tư vấn xin vui lòng liên hệ Hotline 094.814.6704 hoặc 036.9889.560 để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết. Hoặc Anh/Chị và các bạn có thể để lại ngay những góp ý ở phần comment bình luận ở phía dưới