Số từ, lượng từ là gì ✅Phân biệt lượng từ và số từ, Bài tập VD

0
5563
số từ, lượng từ là gì

Số từ là gì, Lượng từ là gì? Cách phân biệt số từ và lượng từ ngữ văn 6 như thế nào. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây với những phân tích dễ hiểu, một số ví dụ & bài tập cụ thể

Số từ là gì

Số từ Là những từ dùng để biểu thị số lượng và thứ tự của sự vật, từ thường đứng trước danh từ và bổ nghĩa cho các danh từ chỉ sự vật, đơn vị về mặt số lượng.

Ngoài ra số từ còn đứng sau danh từ nhằm bổ xung ý nghĩa cho danh từ về mặt thứ tự

Các ví dụ về số từ đứng trước danh từ:

Đầu tiên là các ví dụ trong phần soạn bài số từ và lượng từ SGK:

  1. Hai chàng tâu hỏi đồ sính lễ cần sắm những gì, vua bảo:”Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh trưng và voi chín ngà, gà chín cựu, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.

Như vậy các từ được nhấn mạnh chính là các số từ gồm:

  • Hai dùng để bổ nghĩa cho chàng
  • Một trăm dùng để bổ nghĩa cho ván, nệp
  • Chín dùng để bổ nghĩa cho ngà, cựa
  • Một dùng để bổ xung cho đôi
  1. Tục truyền đời hùng vương thứ sáu,ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức

Tiếp theo ở ví dụ B, số từ là “sáu”, đứng sau danh từ thứ để bổ nghĩa cho danh từ và “Hai” đứng trước danh từ để bổ nghĩa cho vợ chồng

Một số ví dụ về số từ khác

Ví dụ 1:

Một con vịt xòe ra hai cái cánh
Nó kêu rằng các các các, cạc cạc cạc

  • Ở ví dụ trên, các số từ chính là: Một, hai. Các số từ này đứng trước danh từ con, cái và dùng để bổ nghĩa cho các danh từ đó

Ví dụ 2:

Lớp ta về thứ nhất trong đợt thi học sinh giỏi vừa qua

  • Số từ chính là “Nhất”. Đứng sau danh từ “thứ” để bổ nghĩa cho danh từ

Lượng từ là gì

Lượng từ là từ chỉ số lượng ít hay nhiều về một số lượng sự vật hiện tượng. Lượng từ được chia làm 2 loại:

– Lượng từ: các, những,.. được gọi là lượng từ tập hợp phân phối. Dùng để chỉ các sự vật hiện tượng có cùng chung một số đặc điểm nào đó

– Lượng từ chỉ ý nghĩa toàn thể (cả, cả mấy, tất cả,..)

Ví dụ lượng từ tập hợp phân phối:

Các hoàng tử phải cởi áo giáp xin hàng, Thạch sanh sai dọn một bữa cơm thiết đãi những kẻ thua trận, cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sỹ thấy Thạch sanh chỉ cho dọn ra vẹn vẹn có 1 đõi cơm tí xíu, bĩu môi không muốn cầm đũa.

  • Các lượng từ ở đây chính là những từ dùng để chỉ số lượng: Các, những, cả mấy

Một số ví dụ khác

  • Cả bầu trời trở nên quang đãng hơn bất cứ lúc nào khác
  • Những chú chim quay về khu rừng làm tổ
  • Các em học sinh ngày càng tiến bộ lên thấy rõ

Phân biệt số từ và lượng từ

Giống nhau: Số từ và lượng từ đều là những từ dùng để biểu thị số lượng của sự vật

Khác nhau:

  • Số từ là những từ cụ thể bằng những con số chính xác
  • Lượng từ là những từ cho số lượng ước chừng như các, những, cả, mấy, chứ không phải là những con số chính xác (những con số chưa được cụ thể, chỉ số nhiều)

Bài tập ví dụ về số từ và lượng từ

Bài tập 1: xác định số từ và lượng từ trong các ví dụ dưới đây:

  • Cả lớp đứng dậy chào Cô giáo
  • Trung là người có điểm số cao thứ nhất trong đợt thi vừa rồi
  • Ngôi sao vàng có năm cánh
  • Những ngôi nhà lên đèn khi màn đêm đến
  • Cả lũ trẻ đang chơi đùa ngoài sân

Gợi ý:
Các số từ là: nhất, năm
Các lượng từ là: cả, những

Bài tập 2: Hãy lấy 5 ví dụ về số từ

Gợi ý:

  • Mẹ em làm hai cặp bánh chưng vào ngày tết
  • Con đi trăm núi ngàn khe
  • Năm em học sinh giỏi nhất được đi thi học sinh giỏi cấp thành phố
  • Hoa đã ba năm liên đạt học sinh giỏi môn văn
  • Tất cả học sinh của trường đều chào cờ vào thứ hai

Bài tập 3: Hãy lấy 5 ví dụ về lượng từ

Gợi ý:

  • Những cánh đồng lúa khoe sắc dưới nắng vàng
  • Cả đàn trâu chăm chỉ gặm cỏ
  • Các cầu thủ đang đá bóng trên sân
  • Cả mấy em nhỏ đều yêu thích món quà
  • Những món quà ý nghĩa tặng thầy cô giáo

Bài tập 4: Hãy viết một đoạn văn ngắn cho chứa số từ và lượng từ

Nhà em có một khu vườn rất rộng, trong khu vườn mẹ em trồng nhiều loại rau sạch cung cấp cho bữa ăn hàng ngày. Các loại rau mẹ em trồng như rau cải, rau muống, rau khoai, …. Hằng ngày em và mẹ cùng chăm sóc cho những loại rau này. Em rất thích tất cả những loại rau có trong khu vườn nhà em!