Ốc nhồi có tên gọi khác là ốc bươu đen, ốc bươu ta là một loại vật nuôi rất phù hợp với khí hậu nhiệt đới tại Việt nam, mô hình nuôi ốc đang mang lại những hiệu quả kinh tế, thu nhập cao cho người nông dân hiện nay. Kỹ thuật nuôi ốc nhồi trong bể xi măng có đem lại hiệu quả kinh tế là vấn đề được nhiều người đặt câu hỏi? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tới bạn đọc một cách chi tiết về vấn đề này
Đánh giá mô hình nuôi ốc nhồi trong bể xi măng
Thuận lợi:- Tiết kiệm được diện tích đất, với một diện tích đất canh tác không đủ lớn người nuôi nếu đào ao đất, diện tích xung quanh bờ sẽ chiếm khá lớn dẫn đến diện tích nuôi ốc còn lại không đáng kể.
Người nuôi có thể tận dụng được diện tích chật hẹp xây lên thành bờ bê tông xung quanh kiên cố
-
Quá trình chăn nuôi ốc trong bể xi măng sẽ rất dễ quan sát, theo dõi được toàn bộ quy trình và từng thời điểm trong ngày của ốc so với việc nuôi ốc trong ao đất.
-
Mô hình nuôi ốc trong bể xi măng sẽ hạn chế được tối đa sự thất thoát của ốc, kiểm soát được chuột phá hoại, các loại cá ăn thịt ốc như cá chép, cá trắm đen,..
-
Việc chăm sóc và thu hoạch ốc cũng đơn giản và chủ động hơn so với mô hình nuôi ốc nhồi trong ao đất.
Hạn chế: Ốc là một loại động vật sống và thích nghi với điều kiện ngoài tự nhiên chính vì thế để đem lại thành công trong quy trình nuôi ốc trong bể xi măng người nuôi cần phải đặc biệt hiểu được tập tính của ốc thì mới cho hiệu quả kinh tế.
Thường xuyên thay nước, mỗi lần thay nước cần thay 2/3 lượng nước trong bể.
Cần tạo môi trường thật tự nhiên bằng cách thả các loại bèo lục bình, bèo cám ngay trong bể để tạo môi trường tự nhiên nhất cho ốc trú ngụ và tìm kiếm thức ăn.
>>Video tham khảo: Hướng dẫn kỹ thuật nuôi Ốc nhồi trong bể xi măng – 094.8146.704 Hoặc 036.9889.560
Trong bể nên tạo một lớp bùn mỏng ngay dưới đáy, có thể kết hợp ngay lớp bùn này để trồng các loại cây như mùng, rau muống, khoai nước để ốc trú ngụ.
Kỹ thuật nuôi ốc nhồi trong bể xi măng
Về kỹ thuật nuôi ốc nhồi trong bể xi măng với quy trình nuôi ốc trong ao đất hoàn toàn giống nhau về quy trình nuôi từ khâu thả con giống cho tới thời điểm thu hoạch. Người nuôi cần chú ý thêm về mực nước và nhiệt độ trong bể để ốc phát triển tốt
-
Tùy vào diện tích chật hẹp, độ nông sâu của mực nước mà người nuôi có thể thả với mật độ thích hợp, để tận dụng tối đa diện tích bể bà con nên thiết kế bể với độ sâu tối thiểu là 0,5cm và nên duy trì mực nước từ 0,8-1,2m
-
Nhiệt độ nên duy trì từ 22-30oC
> Tham khảo các loại thức ăn chính của ốc
XEM THÊM:
? Cách phân biệt ốc nhồi với ốc bươu vàng đơn giản
? Các bệnh thường gặp ở ốc nhồi, nguyên nhân và cách phòng tránh