Ốc nhồi, cá bị chết sau cơn mưa, nguyên nhân và cách khắc phục

0
10088
oc-nhoi-noi-tren-mat-nuoc

Sau cơn mưa tình trạng các loại cá, ốc, tôm bị chết hàng loạt sau cơn mưa là một hiện tượng rất phổ biến đặc biệt là ốc nhồi, cá trắm cỏ, cá mè. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào thì mời anh chị và bà con cùng theo dõi nội dung video ngay sau đây!

Nguyên nhân ốc nhồi, cá chết hàng loạt sau cơn mưa

Tình trạng ốc, cá bị chết sau cơn mưa thường xuất hiện vào giai đoạn chuyển từ mùa nắng sang mùa mưa. Tình trạng thời tiết nắng nóng, oi bức kéo dài khiến cho hàm lượng oxi tầng đáy trong nước giảm xuống.

ca-noi-dau-vao-sang-som
Hình ảnh cá nổi đầu hàng loạt khi có biến động về thời tiết

Mặt khác thời tiết nắng nóng khiến quá trình chuyển hóa hóa học diễn ra mạnh mẽ, tạo thành các loại khí độc ở tầng đáy như NH3, H2S, Ch4 là nguyên nhân khiến cá, ốc có thể bị ngộ độc, giảm sức đề kháng và phát sinh các loại dịch bệnh khác, nếu kéo dài các loại động vật thủy sản có thẻ bị chết ngạt do thiếu oxi

Các biểu hiện

Các biểu hiện có thể bắt gặp như cá trắm nổi đầu trên mặt nước, ốc nhồi bị chết, màu chuyển nhạt,  mài (nắp miệng) ốc không thể khép lại được

oc-nhoi-noi-tren-mat-nuoc
Một số hình ảnh thiệt hai lớn khi ốc nhồi trải qua mùa mưa

Và khi gặp phải thời tiết mưa lớn, trong hàm lượng nước mưa sẽ có độ pH rất thấp chỉ dao động 5-6 (trong khi độ pH phù hợp nhất cho các loại động vật thủy sinh là 6.5 -7,5.

Đặc biệt là những cơn mưa đầu mùa thì còn có chứa hàm lượng axit rất lớn

Điều này khiến cho các loại cá, ốc nhồi càng dễ bị ngạt do thiếu oxy diễn ra tầm trọng hơn

Ngoài ra thời tiết nắng nóng kéo dài khi gặp những cơn mưa lớn khiến lượng nước mưa có chứa các loại bùn bã hữu cơ, thậm chí phân động vật từ các dòng chảy độ về ao hồ gây ô nhiễm, tạo điều kiện cho các loại tảo lam phát triển mạnh.

oc-nhoi-bi-chet-sau-mua

Khi tảo phát triển mạnh thì cũng đồng nghĩa với việc là hàm lượng oxy trong nước lại tiếp tục thiếu hụt vì vào ban đêm thì các loại tảo lam lại nhã ra khí Co2 khiến cho cá, ốc không đủ khí oxy để trao đổi chất, nhất là thường sau một đêm

Giải pháp khắc phục:

Để khắc phục tình trạng này thì anh chị và bà con có thể áp dụng những cách sau đây:

Thứ nhất là nên tháo bớt lượng nước mưa có trong ao sau cơn mưa để làm giảm lượng nước mưa, (tháo khoảng 1/3 lượng nước có trong ao hồ) thay thế bổ xung lượng nước khác vào, mục đích là cân bằng lại độ pH nguồn nước trong ao hồ.

Thứ 2: Có thể dùng các loại thiết bị quạt nước hoặc sục khí để cải thiện hàm lượng oxy trong nước.

Quạt khí  thì sẽ đẩy khí oxy vào trong  nước,  còn sục khí thì sẽ đẩy các loại khí độc ra khỏi mặt nước (trường hợp này thường áp dụng cho những ao hồ không có nước ra vào để thay thế

oc-nhoi-giong-dep-gia-re
Hình ảnh ốc nhồi khỏe mạnh, màu sắc sáng bóng

Anh chị và bà con cũng lưu ý là: vào mùa nắng nóng, thời tiết thất thường thì ốc, cá nói riêng và các thủy sản khác nói chung cũng sẽ kém ăn nên cần phải giảm xuống lượng thức ăn so với bình thường, tránh bị dư thừa thức ăn gây ô nhiễm nguồn nước

Nếu thức ăn dư thừa thì bắt buộc phải vớt lên để tránh tình trạng bị ô nhiễm, thường xuyên kiểm tra ao hồ nhất là vào ban đêm, những hôm thời tiết oi bức, nồm trời,..

Nếu phát hiện cá nổi đầu thì phải dùng quạt khí để tăng hàm lượng oxy vào trong nước. Có thể sử dụng một số loại chế phẩm sinh học như  Biowate, Biofloc, EMC để phân hủy các bùn bã hữu cơ, loại trừ khí độc và ổn định độ pH.

XEM THÊM:
pH là gì? Vai trò của pH trong nuôi trồng thủy sản
Các bệnh thường gặp ở ốc nhồi, nguyên nhân và cách phòng tránh
Hỏi đáp về kỹ thuật nuôi ốc nhồi ốc bươu đen