Nếu bạn đang tìm kiếm một công việc thì CV là một thứ không thể thiếu. Vậy bạn đã hiểu rõ khái niệm CV hay curriculum vitae chưa? Curriculum vitae là gì và tại sao lại cần thiết khi xin việc? Hãy để bài viết này giải đáp mọi thắc mắc của bạn.
CV xin việc là gì? Hay curriculum vitae là gì?
Curriculum vitae được viết ngắn gọn là CV. Đây là cụm từ phổ biến được dùng trong các bài tuyển dụng của các công ty. CV được nhiều người hiểu là hồ sơ xin việc nhưng bản chất của CV khác hẳn với hồ sơ xin việc.
CV hay curriculum vitae được hiểu là bản tóm tắt các thông tin quan trọng để nhà tuyển dụng hiểu sơ về bạn. Trong CV, bạn sẽ sơ lược trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc và những kỹ năng của bản thân. Các yếu tố này giúp nhà tuyển dụng đánh giá mức độ phù hợp của bạn dành cho công việc.
Các nhà tuyển dụng sẽ xem qua CV của bạn trước khi mời bạn đến phỏng vấn. Trình bày CV đẹp và chuyên nghiệp sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt công ty và giúp tỷ lệ đậu phỏng vấn cao hơn. Chính vì thế, hiểu rõ bản chất và thành phần của một CV sẽ giúp bạn tạo được một bản CV ấn tượng.
Sự khác nhau giữa đơn xin việc và CV
Đơn xin việc và CV đều có mục đích ứng tuyển công việc. Tuy nhiên, đơn xin việc mang tính truyền thống hơn và nghiêng về khả năng viết lách, giao tiếp hơn. Trong khi đó, CV sẽ thể hiện sự sáng tạo, trình bày, chọn lọc và các kỹ năng mềm liên quan đến công việc của ứng viên.
Đối với những công việc đòi hỏi nhiều sự sáng tạo như thiết kế, biên tập, phóng viên, marketing, một CV độc đáo, đầy chất riêng sẽ dễ ghi điểm hơn đơn xin việc.
CV chuẩn bao gồm những gì?
Chọn lọc nội dung để làm CV là bước đầu tiên để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Bạn không nên bê hết tất cả mọi thứ vào CV. Hãy chọn lọc và tối ưu mọi thứ. Sau đây là những gì nhà tuyển dụng muốn thấy trong một CV chuẩn:
- Thông tin cơ bản: Bạn cần cung cấp các thông tin cơ bản về bản thân như: Họ và tên, ngày sinh, địa chỉ, số điện thoại, email, zalo, link facebook hoặc viber.
- Vị trí ứng tuyển: Bạn cần ghi rõ vị trí muốn ứng tuyển vào CV để nhà tuyển dụng biết.
- Trình độ học vấn: Trình độ học vấn là điều cần thiết để nhà tuyển dụng đánh giá sơ bộ về kiến thức của bạn. Hãy viết rõ tên trường, chuyên ngành, năm tốt nghiệp, loại tốt nghiệp và điểm trung bình.
- Giải thưởng và chứng nhận: Nếu bạn có tham gia bất kỳ cuộc thi nào và đoạt giải hoặc chứng nhận, hãy điền vào CV. Điều này sẽ cho thấy sự cố gắng của bạn với công ty.
- Hoạt động đã tham gia: Các hoạt động tình nguyện, hoạt động câu lạc bộ hoặc trong các sự kiện sẽ giúp bạn ghi điểm với các công ty.
- Kinh nghiệm làm việc: Bạn viết rõ tên công ty, vị trí làm việc, thời gian bắt đầu và kết thúc công việc. Hãy thêm những việc đã làm, học hỏi được khi ở trong vị trí đó. Lưu ý, chỉ liệt kê những công việc liên quan đến vị trí hoặc ngành ứng tuyển. Nếu bạn ứng tuyển vị trí designer thì các công việc như phục vụ, pha chế không phù hợp để thêm vào CV.
- Kỹ năng cứng và kỹ năng mềm: Tin học, tiếng Anh, photoshop, chạy ads là những kỹ năng cứng. Giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý nhân viên, sáng tạo là những kỹ năng mềm.
- Mục tiêu nghề nghiệp: Hãy để cho nhà tuyển dụng thấy sự nhiệt thành và sự chịu khó học hỏi của bạn trong công việc thông qua phần mục tiêu nghề nghiệp. Đồng thời, hãy để họ thấy bạn sẽ cống hiến và giúp gì cho công ty nếu được nhận vào vị trí này.
Vai trò của CV xin việc
CV xin việc thể hiện hình ảnh và tính cách của bạn
CV sẽ giúp bạn thể cá tính riêng cho nhà tuyển dụng. Giữa hàng ngàn CV ứng tuyển, nếu bạn không biết cách làm nổi bật bản thân thì CV sẽ trở nên vô dụng.
Hãy thể hiện những khía cạnh nổi trội và cá tính riêng trong cách trình bày CV. Đừng mờ nhạt, đừng chọn những CV có sẵn trên mạng, hãy tự sáng tạo một CV cho riêng mình.
Cầu nối giữa ứng viên và nhà tuyển dụng
CV chính là công cụ giao tiếp đầu tiên giữa bạn và công ty. Các nhà tuyển dụng sẽ dựa vào những thông tin bạn cung cấp để đánh giá năng lực và hình dung con người của bạn. Đây là sự tương tác gián tiếp giữa hai phía, người có nhu cầu tìm việc và người đang cần ứng viên.
CV là sân khấu của ứng viên
Khi chưa gặp mặt ứng viên, công ty chỉ có thể đánh giá ứng viên qua CV họ gửi. Lúc này, CV trở thành sân khấu giúp ứng viên phô diễn những gì họ có. Chính vì thế, bạn không được e ngại, không được sơ sài. Bạn phải thể hiện hết những gì mình có và những tiềm năng đang chờ được khai phóng.
Những ai biểu diễn tốt nhất sẽ được nhà tuyển dụng chú ý. Họ sẽ muốn gặp mặt bạn và trò chuyện trực tiếp với bạn.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn trả lời được thắc mắc curriculum vitae là gì. Hãy theo dõi thêm website của chúng tôi để biết thêm về cách trình bày CV. Chúc bạn thành công trong công việc.
Xem thêm:
- Chief Executive Officer là gì? [Ceo là gì] – Nghề CEO làm gì?
- Menter là gì – Tổng hợp mentor, mentoring, mentorship là gì