Bản ngã là gì trong mỗi con người chúng ta, và phải làm sao để vượt qua bản ngã của cuộc đời, có phải bản ngã càng lớn thì càng đau khổ. Hãy cùng tìm hiểu và cảm nhận những chia sẻ để có cái nhìn mới và thoáng đãng hơn trong tâm tư mỗi người
Trong mỗi con người đều tồn tại một bản ngã mà có thể nói là chúng sẽ không bao giờ biến mất. Mỗi người có một bản ngã riêng và có thể lớn hay nhỏ hoàn toàn không giống nhau. Con người luôn bị chi phối bởi sự phát triển của tự nhiên và vũ trụ. Ai cũng từng một lần đi tìm bản ngã của con người mình hay vượt qua bản ngã để có thể định hướng tính cách, con người của họ.
Vậy bản ngã là gì? Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản bản ngã là sống với cái tôi của mình. Khi mà chính bản thân bản có cái tôi lớn lên, điều này bạn đang tạo cho mình một vỏ bọc để khẳng định chính mình, khẳng định cái tôi của mình. Có thể nói rằng bản ngã là cái làm nên tính cách riêng biệt của mỗi con người. Bạn có thể thấy con người không ai giống ai về tính cách, hành động.
Phân tích một cách cụ thể để có thể hiểu bản ngã nghĩa là gì?
Thì theo triết học, bản ngã được hiểu là cái tôi ý thức nhắm phân biệt tôi (bản thân bạn) với những cá nhân khác.
Trong tâm học, bản ngã được hình thành ngay từ khi con người sinh ra và qua tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Bản ngã có vai trò trung gian hòa giải giữa những ham muốn vô thức và những tiêu chuẩn nhân cách và xã hội.
Nhưng trong phật học: bản ngã là gì? Thì bản ngã chính là TÔI. TÔI là hạt nhân nghiệp lực, mà nghiệp lực là kết tinh từ hành động của ta qua thân, miệng. Tại đây bản ngã thì sẽ không được công nhận như bên tâm học. Nó được thiết thuyết với một thể tính trường tồn, không bị ảnh hưởng của tụ tán, sinh tử.
Có rất nhiều quan niệm nói về bản ngã là gì. Qua các ý kiến trên thì ta có thể gộp lại và nói về bản ngã của con người đó chính là việc cho rằng bản thân mình là một cá thể riêng biệt, sẽ tách biệt với thế giới còn lại và chịu trách nhiệm cho những gì mình làm. Chính vị sự khẳng định mình, khẳng định cái tôi của mình nên đến một lúc nào đó cái tôi đó thực sự lớn lên thì trong phật giáo lại cho rằng đó là nghiệp chứng, sai lầm.
Rất nhiều người nhầm lẫn giữa bản ngã và bản chất thực của mình. Bởi đôi lúc trong cuộc sống, bản ngã của con người khi nó bùng lên và kiểm soát bản chất con người nên đã có rất nhiều trường hợp nghĩ sai về bản ngã và bản chất thực của con người. Trên thực tế đúng là như vậy, nếu như bạn xem xét một quá trình để bản ngã có thể hình thành và phát triển thì sẽ hiểu rõ hơn.
Ngay từ khi lọt lòng mẹ, bạn sẽ sống với một tuổi thơ tác động từ điều kiện xung quanh, tác động của ba mẹ. Bạn sẽ nghe được những câu chuyện về mình từ ba mẹ và người thân. Kể về tính cách của bạn như thế nào. Từ đó bạn hình thành trong đầu mình rằng mình như những lời đã được kể lại và tiếp tục những gì bạn cho rằng đó là điều chính bản chất bạn có sẵn.
Tuy nhiên khi bạn trưởng thành, mọi thứ tác động và bản ngã lúc này sẽ dần hiện lớn lên. Chúng sẽ sống cùng con người bạn. Nó hình thành khi chính con người có ý thức và luôn tồn tại trong mỗi con người.
Một thực tế dễ dàng nhận thấy rằng với việc, nếu thử miêu tả bản thân chính mình. Lúc đó sẽ đưa ra một loạt những tính cách như dễ hòa đồng, vui vẻ, đôi khi rất nóng tính, không thích màu đen… Đây là một cách gián tiếp để khiến cho bản ngã dần dần phát triển.
Khi mà ta vô tình nóng giận với một ai đó thay vì bạn tự kiềm chế bản thân mình. Và sau đó bạn bao biện cho mình rằng “tính tôi thế, nóng một tí là thôi”. Tuy nhiên điều đó sẽ trở càng lớn khi bạn quá dễ dãi và cho rằng đó là một phần tất yếu của chính bản thân bạn, bắt mọi người phải chấp nhận điều đó.
Lúc đó bản ngã sẽ hình thành, bạn cho rằng sự nóng nảy đó là tính cách của bạn rồi, nên nếu như ai chịu được thì chấp nhận, vốn dĩ đã như vậy nên khó thay đổi.
Ngay sau đó bạn tự gói mình lại trong một vỏ bọc của riêng bạn, bạn tự tách rời mình ra khỏi với mọi người. Bạn sẽ nóng tính với nhiều người hơn, với cả người thân, bạn bè, người yêu và ngay cả với người lạ. Nhưng thực chất vấn đề này chỉ là một phần bản ngã đang phát triển trong tính cách của bạn. Đó không phải là toàn bộ bản ngã của bạn.
Bản ngã là gì? Sự kết nối của bản ngã với cuộc sống con người như thế nào? Con người luôn tự tin và cho rằng khi mình sinh ra đã có một số phận được định đoạt sẵn. Tất cả những gì ra trải qua và chính bản thân ta lại không thể phủ nhận những gì ảnh hưởng đến cuộc sống của mình.
Sự ảnh hưởng đó luôn tồn tại trong tiềm thức của mỗi con người. Nói lại về tính cách nóng nảy như trên, nếu như chính bản thân có thể tự kiềm chế, làm chủ cảm xúc thì chúng ta sẽ sửa được thói quen xấu đó. Lúc này, bạn sẽ không thể nói rằng đó là bản chất của bạn nữa rồi. Bạn cũng không nên tự dán cho mình những tính cách và gắn nó vào bản chất của bạn.
Bản ngã và vô ngã khác nhau ở điểm nào?
Phía trên đã nói rất rõ cho bạn về bản ngã là gì, bản ngã nghĩa là gì, thì bây giờ chúng ta lại đến thêm với một khái niệm là vô ngã. Nếu như bản ngã là cái tôi của con người thì vô ngã được hiểu đơn giản là mọi thứ trừ cái tôi đó ra. Tức ngoài bản ngã thì con lại chính là vô ngã. Vô ngã không liên quan gì đến bản ngã của con người.
Phân tích một cách cụ thể hơn nữa là bạn có thể hiểu: “vô” – tức là hư vô, là không; còn “ngã” là bản thân mình, là cái tôi. Vô ngã là không còn cái tôi, cái tôi được gạt bỏ. Vậy nên có thể nói bản ngã và vô ngã là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau.
Làm thế nào khi bản ngã quá lớn? Kiềm chế và vượt qua bản ngã, cái tôi bằng cách nào?
Một ví dụ về sự nóng nảy phía trên đã nói rõ một phần nào nếu bản ngã khi trở nên quá lớn. Để nói một cách dễ hiểu thì việc bạn bao biện cho sự nóng nảy của mình, cho rằng đó là bản chất tính cách.
Vô tình đẩy cho bản ngã dần cao lên, bạn không chấp nhận đó là lỗi sai của bạn mà sẵn sàng đổ cho rằng cho bản chất con người của bạn vậy rồi, nếu chịu được thì phải chấp nhận con người đó của bạn. Đó là sự ngạo mạn, tự đạo, điều này sẽ khiến bạn gặp rất nhiều rắc rối, lâu dần sẽ chẳng có ai muốn tiếp xúc với người nóng tính, bạn sẽ mất đi những người bạn, hay bạn sẽ chẳng còn ai bên cạnh.
Bản ngã của con người sẽ luôn tồn tại nếu như bạn không kiềm chế vượt qua bản ngã thì điều này sẽ theo bạn đến suốt cuộc đời. Tuy nhiên điều này không phải là hoàn toàn xấu như nó khiến bạn bị hạn chế nhiều mặt. Cuộc đời thay đổi khi ta thay đổi. Khi bản ngã cuộc đời thay đổi tức là lúc bạn nhận thấy mình sẽ thay đổi về rất nhiều điều.
Nói về cách kiềm chế và vượt qua bản ngã, cái tôi thì sau khi hiểu bản ngã nghĩa là gì thì bạn hãy xác định trong tư tưởng của bạn là một là bạn làm mình khốn khổ hay là bạn tự vươn lên để làm mình mạnh mẽ hơn. Sự mù quáng khiến bản ngã hình thành lớn lên và hãy quật ngã sự lớn lên đó bằng sức mạnh của bạn.
Thứ nhất: Hãy chấp nhận thử thách, hãy chấp nhận sự thật và cảm nhận những gì bạn sẽ được nếu như học cách kiềm chế. Nếu như bạn không thành công thì cũng đừng đổ lỗi cho số phận, mà hãy vượt lên bản ngã của mình bằng cách tìm động lực từ học tập.
Thứ 2: Hãy tập trung vào hiện tại, đừng tìm về quá khứ hay ảo tưởng về tương lai. Nếu ta mãi theo cái ảo tưởng của tương lai, hay quá cố chấp về quá khứ thì sẽ quên hiện tại lúc này. Hãy tận tượng hiện tại để tập trung vào nói và vượt qua quá trình này.
Thứ 3: Đừng bao giờ so sánh mình với bất kì ai, hay là so sánh thành quả của người ta với mình. Bạn càng làm như vậy thì khiến bản ngã càng lớn dần lên. Giá trị bản thân của bạn sẽ bị ảnh hưởng, lúc đó bạn sẽ nghĩ rằng mình chẳng thể vượt qua người ta. Hoặc là bạn ảo tưởng mình luôn giỏi hơn bất kể ai. Vậy nên hãy vượt qua bản ngã bằng cách không bao giờ so sánh với người khác.
Thứ 4: Chấp nhận sự thật và đừng đổ lỗi cho số phận. Đây là điều bạn nên hiểu rằng, chẳng có bất cứ số phận nào được đặt ra sẵn cho bạn cả và rồi bạn cứ phải tiếp tục bước đi trên cái số phận đó. Hãy quên đi các câu nói rằng “Số mình thật khổ”, “Số phận mình đã an bài như vậy rồi”, “Tất cả là do số phận thôi”.
Hãy vượt qua bản ngã bằng cách tự tạo số phận cho mình. Chẳng có kiến thức nào nói về việc số phận của bạn đã hình thành trước, mà chỉ có chính bản thân bạn tự tạo ra số phận cho mình mà thôi.
Bản ngã là gì? Bạn cần hiểu rằng bản ngã hình thành từ con số 0, dần dần hình thành lớn lên khi chính con người bị tác động bởi cuộc sống hằng ngày. Con người có thể đẩy lùi, vượt qua bản ngã để nó trở về với con số 0.
>> Tham khảo thêm: Tri kỷ là gì? Tình bạn là gì? Gọi là tri kỷ – tình bạn – bạn đời khi nào
Trong cuộc sống có lúc bạn nên buông bỏ, đừng chỉ quan tâm đến cái tôi của mình rồi vô tình khiến bạn rơi vào những rắc rối chính bạn gây nên. Hãy biết dừng lại, vượt qua bản ngã, vượt qua cái tôi để mọi thứ trở nên hoàn hảo và tốt đẹp hơn. Nếu như bạn sống vô ngã thì mọi thứ càng hoàn hảo và yên bình hơn với những gì bạn chọn lựa.