pH là công cụ dùng để đo mức độ cân bằng, độ ổn định của nguồn nước, môi trường sống tại các ao hồ nuôi trồng thủy sản.
Vai trò của độ pH
Dựa vào độ pH có thể đánh giá được các chỉ số về môi trường như hàm lượng oxy trong ao hồ có đủ đảm bảo cho các loại thủ sản sinh sống hay không. pH có 14 thang từ 0-14
pH<7: Khi độ pH thấp hơn 7 có nghĩa là nước đạng bị chua, hay còn gọi là nước chua – axit (không có lợi cho vật nuôi)
pH=7: Khi độ pH = 7 nghĩa là trung tính (an toàn cho các loại động vật thủy sản cá, tôm, cua, ốc nhồi,…), tùy vào từng loại động vật nuôi khác nhau thì sẽ có độ pH cao thấp hơn, tuy nhiên nhìn chung sẽ dao động pH ~7 là mức phù hợp nhất
pH>7: Độ pH lớn hơn 7 nghĩa là môi trường kiềm (Bazơ), pH càng cao thì càng không có lợi cho vật nuôi
Tương tự như đối với các loại vật nuôi thủy sản, trong nông nghiệp, nuôi trồng thì độ pH cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng.
Cụ thể: để kiểm chứng xem mô đất đưa vào canh tác, trồng trọt có đảm bảo độ tăng trưởng cho cây trồng hay không thì yếu tố trước tiên mà người ta thường xét đến đó là độ pH.
Nếu pH dưới 7 nghĩa là đất chua cần bón vôi bột để cải tạo đất đai, cân bằng độ pH, chính là làm tăng độ phì nhiêu của đất thường gặp nhất đó là khi trước mùa vụ gieo cấy lúa bà con thường bón vôi bột cho đất trồng
Cách đo độ pH
pH là một đơn vị rất quen thuộc và không thể thiếu trong các công trình nghiên cứu liên quan đến thủy sản, nhưng về cơ bản việc đo được độ pH cũng giúp chúng ta phỏng đoán được môi trường thủy sinh có đảm bảo để chăn nuôi hay không
Cách thứ nhất: Đo pH bằng giấy quỳ
Giấy quỳ tím là một trong những dụng cụ đơn giản nhất để đo được độ pH, giá rẻ và rất trực quan, dễ sử dụng.
Anh/chị chỉ cần lấy 1 mẫu nước từ ao hồ, nhúng mẫu quỳ này vào trong nước rồi lấy ra, vạch chỉ thị màu sẽ cho chúng ta biết được độ pH của mẫu nước đó là bao nhiêu và có đảm bảo cho nuôi trồng hay không
Hiện nay các mẫu giấy quỳ này được bày bán khá phổ biến trên thị trường nên anh/chị và bà con cũng không quá khó để tìm được mẫu quỳ này tại các quầy tạp hóa hoặc các tiệm thuốc
Cách thứ 2: Sử dụng các thiết bị đo điện tử
Cách đo: Tương tự như trên, anh/chị chỉ cần lấy mẫu nước, nhúng bút đo này vào sẽ hiển thị được độ pH của mẫu nước cần đo
Ưu điểm: dễ quan sát, nếu mẫu quỳ sẽ quan sát bằng màu sắc thì các dụng cụ này lại cho kết quả bằng các con số nên rất trực quan
Nhược điểm: Chi phí cao, thời hạn sử dụng nhất định và có thể gây sai số vì độ ổn định của thiết bị sẽ giảm dần sau một thời gian sử dụng